Top Site Net Features | Register | Login
30+ Ưu nhược điểm của thương mại điện tử

30+ Ưu nhược điểm của thương mại điện tử

MuaBanNhanh tổng hợp hơn 30 ưu nhược điểm của ngành thương mại điện tử giúp bạn có thêm góc nhìn đa chiều về xu hướng kinh doanh online mới nhất

 

Ưu điểm

#1 Chi phí đầu tư thấp
Nếu bạn so sánh một shop bán hàng mở tại mặt tiền đường và shop online có thể dễ dàng nhận thấy thương mại điện tử có chi phí khởi sự thấp hơn. Một shop bán hàng offline phải trả hàng triệu đồng mỗi tháng để có được vị trí đẹp. Ngoài ra, bạn còn phải tốn tiền để trang trí bảng hiệu, thiết kế nội thất, mua trang thiết bị, trả tiền công nhân viên... Những chi phí phát sinh khác như thuê bảo vệ giữ xe và tiền làm thêm giờ trong những đợt lễ Tết. Vì thế, chi phí đầu tư cho thương mại điện tử có thể thấp hơn nhiều. Nếu bạn sử dụng kênh trung gian như Lazada thì không tốn bao nhiêu. Hoặc chủ động hơn, bạn có thể mua một tên miền tại Mắt Bão và xây dựng một trang web riêng. Chi phí duy trì và thiết kế một trong web hàng năm không lớn hơn 2 triệu đồng.

Xem thêm:

#2 Thu nhập 24 giờ 7 ngày
Shop online luôn mở 24h để giao dịch nếu bạn tích hợp thanh toán trực tuyến như Paypal, E-banking... trong khi shop offline chỉ có thể mở cửa từ 8g sáng tới 22g tối. Đối với shop online, bạn có thể thu hút được cả những cú đêm thức khuya từ 11 giớ tối tới 4 giờ sáng hôm sau. Đã vậy, bạn cũng chẳng cần phải trả tiền lương ca khuya cho nhân viên của mình.

#3 Bán hàng xuyên biên giới
Mặc dù kênh bán hàng quốc tế chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng bạn có thể lựa chọn bán hàng qua kênh Ebay.vn. Hiện tại, trong số các đại gia thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, Ebay thì mới chỉ có Ebay đã mở chi nhánh tại Việt Nam.

#4 Dễ dàng giới thiệu sản phẩm Best-Seller
Nếu như đối với một cửa hàng offline, bạn khó có thể chỉ ra cho khách hàng biết sản phẩm nào đang bán chạy thì điều này hoàn toàn trái ngược với shop online. Hãy đưa những sản phẩm best-seller lên trang nhất để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nó.

Đừng bỏ qua: 

#5 Cá nhân hóa hoạt động bán hàng
Bạn có thể thiết kế kênh bán hàng theo cách của riêng mình. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng và dựa trên vị trí, sở thích của họ để cung cấp các sản phẩm phù hợp. Các trang web hiện nay đều có chức năng lọc sản phẩm theo giá, chức năng, màu sắc... Điều này thuận tiện cho khách hàng hơn nếu họ phải đến các cửa hàng offline, vừa mất thời gian mà đôi khi không có được sản phẩm ưng ý.

#6 Tiết kiệm chi phí lao động
Vận hàng một trang web thương mại điện tử đôi khi chỉ cần đúng 1 người. Trong trường hợp này bạn sẽ tự chi trả lương cho mình, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và tự thưởng cho mình những thành quả xứng đáng.

#7 Dễ dàng tác động vào tâm lý khách hàng
Sử dụng những người mẫu đẹp, bắt mắt là cách thức các shop online hiện nay đang làm để đánh vào tâm lý của khách hàng. Hiện nay với công nghệ làm web động, sự tương tác giữa người dùng và website ngày càng sinh động và lôi cuốn khiến khách hàng dễ dàng mở hầu bao của mình.

#8 Dễ dàng tái định vị sản phẩm và thương hiệu
Nếu chẳng may bạn thất bại trong việc tiếp cận khách hàng, việc đầu tiên là xây dựng lại hình ảnh thương hiệu của mình một lần nữa. Điều này không quá tốn kém đối với shop thương mại điện tử có quy mô nhỏ. Ngược lại, đối với shop offline thì sẽ khó hơn vì số tiền bỏ ra ban đầu không hề nhỏ.

#9 Dễ áp dụng các chương trình khuyến mãi
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, việc tổ chức khuyến mãi như mua 1 tặng 1, giảm giá có thể được thực hiện một cách tự động. Ngược lại, shop offline phải treo bảng giảm giá, đăng tin trên các trang báo quảng cáo, phát tờ rơi...

#10 Thu thập dữ liệu về hành vi khách hàng
Với công cụ Google Analytics, bạn có thể biết được khách hàng dừng lại xem sản phẩm nào trong bao lâu và đang phân vân lựa chọn giữa những món hàng nào với nhau. Những phân tích hữu ích từ Google Analytics có thể giúp cho bạn lựa chọn được những mặt hàng được quan tâm và tập trung đẩy chiến lược quảng cáo cho dòng sản phẩm đó.

Xem ngay:

Nhược điểm

#1 Thà chết chứ không để web chết
Không ai có thể mua hàng nếu trang web của bạn bị trục trặc. Việc tự tay xây dựng một trang web đòi hỏi bạn cần phải sử dụng đúng nền tảng (platform). Nếu không tự tin về kiến thức lập trình web, bạn có thể sử dụng các trang thương mại điện tử trung gian như Lazada để có được sự ổn định hơn. Xây dựng fan page trên Facebook và tự kinh doanh cũng là một phương án nhanh gọn và tiết kiệm. Tuy nhiên, hiện nay Cục Thuế Tp.HCM đang xây dựng phương án để đánh thuế đối với các giao dịch trên facebook.

#2 Khách hàng không thể xem hàng trước khi mua
Đây là nhược điểm cố hữu của thương mại điện tử và dường như không có cách nào giải quyết hữu hiệu 100%. Thông thường, khách hàng sẽ chọn phương thức thanh toán theo dạng COD (Cash on Delivery) và họ được quyền kiểm tra hàng trước khi thanh toán. Nếu khách hàng không nhận, chi phí giao hàng shop sẽ phải trả và bạn phải gánh chịu chi phí trong khi doanh thu không hề tăng lên. Vậy nên, hãy cố gắng chăm sóc thật tốt từng khách hàng để có được nhưng đánh giá 5 sao trên gian hàng online của bạn.

#3 Thị trường cạnh tranh sôi động
Vì quá dễ dàng để có thể tham gia thị trường thương mại điện tử nên sẽ có vô vàng người bán. Nhiều shop sẵn sàng lấy công làm lời, bán với giá vốn để thu hút khách hàng. Khi đó, cuộc chơi hạ giá giữa những người bán sẽ kết thúc cho đến lúc sự nhẫn nại chấm dứt và rời bỏ cuộc chơi. Thêm vào đó, những người mua hàng trên mạng là những tay săn giá rẻ, miễn là giá thấp và chất lượng chấp nhận được họ sẽ mua. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với những hàng có giá trị thấp, những sản phẩm có giá trị cao thường được mua tận nơi hơn là qua shop online.

#4 Hệ thống trả lời khách hàng 24/7
Với quy mô nhỏ, bạn không thể có đội ngũ supporter 24/7 và đôi khi khách hàng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi hồi âm. Khác với các cửa hàng offline, khách hàng có được ngay câu trả lời về sản phẩm và họ tỏ thái độ hài lòng hay không. Đối với bán hàng online, bạn không biết được điều này.

#5 Bạn phải giao hàng
Khách hàng thường cân nhắc kỹ chi phí mà họ phải trả khi mua hàng trực tuyến. Thông thường, các đơn hàng từ 150.000 VNĐ trở lên sẽ được giao miễn phí. Đương nhiên chi phí này sẽ trừ vào trong doanh thu của shop. Một số mặt hàng có khối lượng lớn thì chi phí giao hàng sẽ cao và cộng vào đó đôi khi giá bán còn cao hơn cả việc đến trực tiếp cửa hàng mua.


Article Directory /

Arts, Business, Computers, Finance, Games, Health, Home, Internet, News, Other, Reference, Shopping, Society, Sports